HOTLINE: 0290 3540 458

EMAIL: iPECAMAU@GMAIL.COM

Liên hệ | Hotline: 0290 3540458 – Email: ipeccamau@gmail.com
Search
Close this search box.

Gỡ vướng để thu hút đầu tư

Ðoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan làm Trưởng đoàn vừa làm việc với tỉnh Cà Mau để tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tình hình sản xuất, kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất, nhập khẩu.

Ðoàn công tác của Chính phủ kiểm tra công trình chống sạt lở ven sông tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, Chính phủ đang xin ý kiến các cơ quan thẩm quyền có liên quan để sửa đổi một số văn bản vi phạm pháp luật theo hướng giúp địa phương chủ động hơn trong chuyển đổi đất rừng phục vụ cho phát triển, giúp người giữ rừng hưởng lợi nhiều hơn, cùng chung tay giữ rừng hiệu quả. Bộ trưởng Lê Minh Hoan gợi mở, trong việc thí điểm kêu gọi đầu tư phòng chống sạt lở của Cà Mau cần có chiến lược dài hơi hơn để phân kỳ, kêu gọi doanh nJghiệp đầu tư nhằm giảm tải cho ngân sách nhưng vẫn bảo đảm ứng phó hữu hiệu với sạt lở, biến đổi khí hậu…

Bến Tre có hơn 2.500ha nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh hiện có 36.300ha nuôi tôm nước lợ, trong đó, diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao khoảng 2.567ha. Sản lượng tôm nuôi ứng dụng công nghệ cao đạt 42.000 tấn, chiếm 50% tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ của toàn tỉnh. Mỗi héc-ta nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao cho năng suất bình quân 60-70 tấn, lợi nhuận bình quân từ 700 triệu – 800 triệu đồng/vụ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi tôm. Diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tập trung nhiều tại các huyện Ba Tri, Bình Ðại và Thạnh Phú. Bến Tre xác định, trong giai đoạn 2020-2025, toàn tỉnh phát triển khoảng 4.000ha nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao.

Cán bộ Ðồn Biên phòng Thổ Châu thả rùa ra biển. (Ảnh Ðồn Biên phòng Thổ Châu cung cấp)

Thả rùa biển nặng 80kg về lại đại dương

Ðồn Biên phòng Thổ Châu, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang cho biết, vừa vận động ngư dân tự nguyện thả cá thể rùa biển 80kg về lại đại dương. Sáng 8/5, khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra trên vùng biển khu vực Bãi Dong, thuộc xã đảo Thổ Châu, Tổ công tác của Trạm Kiểm soát Biên phòng Bãi Dong, thuộc Ðồn Biên phòng Thổ Châu phát hiện 1 cá thể rùa biển mắc lưới của ngư dân Nguyễn Hải Ða (43 tuổi), trú xã Nam Du, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang đánh bắt trên biển.

Xác định đây là loài bò sát biển nằm trong sách đỏ và danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, nên lực lượng làm nhiệm vụ đã tiếp cận, giải thích và vận động, ông Ða tự nguyện phối hợp cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng thả cá thể rùa biển về lại đại dương. Ðược biết, cá thể rùa biển có chiều dài 1,2m; rộng 0,8m; nặng 80kg.

An Giang: Xây dựng điểm du lịch “Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc”

Ngày 12/5, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cho biết, vừa ký quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình “Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Ðốc”. Mục tiêu đầu tư công trình nhằm tạo sản phẩm đặc thù phục vụ khách du lịch và phát huy nét độc đáo của làng bè với quy mô đầu tư xây dựng gồm 165 bè, vèo cá thuộc ấp Phước Thọ và ấp Hà Bao 2, thị trấn Ða Phước, huyện An Phú trải dài 1.170m. Theo đó, sơn sắc mầu 161 bè theo hiện trạng và 4 vèo cá không sơn, mỗi nhà bè sẽ sơn một mầu, lần lượt theo thứ tự mầu là đỏ-vàng-cam-lục-lam-tím. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp tỉnh do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Ðầu tư tỉnh An Giang làm chủ đầu tư, tiến độ thực hiện từ năm 2021-2023.

An Giang đang từng bước triển khai du lịch tham quan sông nước trên các làng bè. Ðây là hoạt động độc đáo phát triển trong một vài năm trở lại đây với những “căn nhà nổi” là các bè nuôi cá tạo thành “làng” dọc dòng sông.

Đồng Tháp phát triển kinh tế số, xã hội số

Ủy ban nhân dân tỉnh Ðồng Tháp vừa ban hành kế hoạch phát triển kinh tế số, xã hội số năm 2023. Theo đó, trong năm 2023, có hơn 55% doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử; hỗ trợ ít nhất 50 doanh nghiệp vừa và nhỏ trải nghiệm các nền tảng chuyển đổi số; 100% sản phẩm OCOP có mặt trên các sàn thương mại điện tử; 100% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông, truyền hình triển khai thu cước, phí theo hình thức không dùng tiền mặt… Về phát triển xã hội số, năm 2023, có hơn 80% số thuê bao điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh; hơn 80% số hộ gia đình có kết nối internet băng thông rộng cố định; 40% số dân có kiến thức số, kỹ năng số cơ bản. Cùng với đó, phấn đấu tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản dịch vụ công trực tuyến đạt hơn 60% và có 70% các cơ sở giáo dục từ tiểu học đến trung học phổ thông hoàn thiện mô hình quản trị số, hoạt động số, chuẩn hóa dữ liệu số, kho học liệu số mở; 83% số dân có hồ sơ sức khỏe điện tử…

Xem thêm: Cà Mau: đòn bẩy từ hạ tầng giao thông

nhandan.vn thực hiện

Khởi nghiệp Cà Mau

Hoạt động iPEC