1. Địa điểm:
Thuộc địa bàn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, bao gồm thị trấn Năm Căn, xã Hàm Rồng, xã Hàng Vịnh và ấp Ông Do của xã Đất Mới.
2. Vị trí địa lý:
– Phía Bắc giáp: huyện Cái Nước, huyện Phú Tân, huyện Đầm Dơi (bờ Nam sông Bảy Háp);
– Phía Nam giáp: huyện Ngọc Hiển (bờ Bắc sông Cửa Lớn);
– Phía Đông giáp: xã Hiệp Tùng, huyện Năm Căn;
– Phía Tây giáp: xã Đất Mới và xã Lâm Hải, huyện Năm Căn.
3. Tổng diện tích: 11.000 ha.
4. Hạ Tầng:
– Giao thông: KKT Năm Căn (bao gồm cả KCN Năm Căn) nằm dọc theo hành lang trục Quốc lộ 1A, có vị trí thuận lợi trong mối tương quan với các vùng kinh tế quốc tế, quốc gia: Đối với vùng Asean và Tiểu vùng sông Mekong mở rộng: KKT Năm Căn nằm gần đường hàng hải khu vực, cách TP. PhnomPenh khoảng 500 km theo đường bộ xuyên Á, cách Singapore khoảng 450 hải lý và kết nối với các trung tâm kinh tế – đô thị trong vùng Đông Nam Á khoảng 1 đến 2 giờ bay; Vùng ĐBSCL và TP. HCM: KKT Năm Căn cách TP. HCM 400 km, cách TP. Cần Thơ 220 km, cách Phú Quốc 100 hải lý, cách Côn Đảo 100 hải lý; Vùng Tỉnh Cà Mau: KKT Năm Căn cách TP. Cà Mau 53 km theo QL 1A, cách thị trấn Sông Đốc 60 km, cách đường cơ sở 30 km với Hòn Khoai – là một trong những mốc của cơ sở quốc gia, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 60 km và cách cảng hàng không Cà Mau 62 km, trong tương lai sẽ trở thành cảng hàng không quốc tế, liền kề Khu dự trữ sinh quyển Ramsar thế giới – Mũi Cà Mau. Có lợi thế trong việc khai thác tối đa điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý kinh tế và chính trị giao thương, dịch vụ quốc tế và trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của Cà Mau và khu vực ĐBSCL nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách khu vực với các vùng khác trong cả nước.
– Điện do Công ty điện lực Cà Mau quản lý và cung cấp.
– Nước do Công ty cổ phần Cấp nước Cà Mau quản lý và cung cấp.
– Thông tin liên lạc do Viễn thông tỉnh Cà Mau quản lý và cung cấp.
5. Lĩnh vực thu hút đầu tư:
Khu kinh tế Năm Căn là Khu kinh tế tổng hợp, đa ngành gồm khu phi thuế quan (công nghiệp – thương mại – dịch vụ) và khu thuế quan (đô thị, nuôi trồng thủy sản kỹ thuật cao, dịch vụ du lịch sinh thái và các trung tâm tiếp vận của vùng); là đầu mối giao thương phía Nam của tỉnh Cà Mau, Đồng bằng sông Cửu Long và quốc tế. Có thế mạnh về các ngành nghề sau:
– Các ngành công nghiệp cơ khí, đóng mới sửa chữa tàu biển, lắp ráp máy, điện tử;
– Công nghiệp chế biến hàng thủy sản xuất khẩu;
– Công nghiệp và dịch vụ Dầu Khí, may mặc, vật liệu xây dựng;
– Du lịch sinh thái rừng ngập mặn ven biển và du lịch biển đảo;
– Kinh tế cảng, khu phi thuế quan gắn với cảng và dân cư đô thị;
– Các ngành công nghiệp sản xuất, gia công, tái chế, hàng tiêu dùng, xuất khẩu, phục vụ tại chỗ;
– Thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu; siêu thị miễn thuế, thương mại dịch vụ khác như phân loại, đóng gói, vận chuyển – giao nhận hàng hóa quá cảnh; kho hàng, kho ngoại quan;
– Viễn thông, tài chính – ngân hàng,…
6. Chính sách thu hút đầu tư:
Tất cả các dự án đầu tư vào các KKT trên địa bàn tỉnh Cà Mau đều được áp dụng chính sách ưu đãi đầu tư đối với địa bàn có mức ưu đãi cao nhất Việt Nam tùy theo từng lĩnh lực dự án đầu tư cụ thể. Ngoài ra, các dự án còn nhận được các hỗ trợ khác của tỉnh như: Đào tạo nghề, giới thiệu lao động, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thương mại xúc tiến đầu tư, khuyến công, khuyến khích về nông nghiệp nông thôn.
Xem thêm: khu công nghiệp Sông Đốc