Năm 2023 có thể nói là năm Cà Mau mở ra nhiều điều kiện mới để phát triển du lịch, khởi đầu là việc mở ra chuyến bay phản lực ngày Cà Mau – Hà Nội rút ngắn khoảng cách và kết nối phát triển du lịch Cà Mau nói riêng và du lịch hai đầu đất nước nói chung.
Cùng với những điều kiện thuận lợi về tiềm năng du lịch Cà Mau đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ. Nhưng muốn du lịch Cà Mau phát triển một cách bền vững đòi hỏi giữa chính quyền và doanh nghiệp, người dân địa phương cần có sự gắn kết sâu sắc để cùng nhau tiến bước và phát triển.
Thực hiện Quyết định số 354/QĐ-UBND ngày 06/2/2023 về việc Ban hành Chương trình Xúc tiến Thương mại, du lịch và đầu tư trong nước năm 2023, iPEC đã phối hợp với Sở VHTTDL, VQG Mũi Cà Mau tổ chức họp mặt doanh nghiệp Lần I – Tháng 6 năm 2023 tại Hội trường Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau vào ngày 26/6/2023 nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau gặp gỡ, trao đổi và kết nối phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Tìm hiểu những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp du lịch cũng như đưa ra những giải pháp hiệu quả cho phát triển du lịch tỉnh nhà.
Buổi họp mặt có sự tham gia của Đại diện các Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau; Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, UBND huyện Ngọc Hiển, UBND xã Đất Mũi cùng với hơn 35 doanh nghiệp đến từ các công ty lữ hành, các điểm đến du lịch, các nhà hàng khách sạn và các cơ sở dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Buổi họp mặt diễn ra trong không khí thân mật cởi mở. Các doanh nghiệp đã tham gia khảo sát sản phẩm du lịch mới tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau và ngồi lại Họp mặt đưa ra những vấn đề khó khăn vướng mắc của đơn vị cũng như những đóng góp tham mưu cho phát triển du lịch tỉnh nhà.
Bà Trương Hà Phương Anh đại diện cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau đã điều hành phiên thảo luận và rút kết lại các vấn đề mà doanh nghiệp phản ánh để tham mưu về phía lãnh đạo Tỉnh như Cần có thêm nhiều lớp tập huấn đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho lao động trực tiếp của du lịch địa phương; Khu Du lịch Mũi Cà Mau cần tăng cường thêm hệ thống xe điện để đảm bảo phục vụ du khách những dịp lễ, ngày nghỉ,… củng cố cơ sở vật chất phục vụ du khách trên tuyến xuyên rừng để đảm bảo phục vụ du khách an toàn và hiệu quả; Khu du lịch Hòn Đá Bạc cần đầu tư thêm các sản phẩm để phục vụ du khách giải trí quan đảo, giữ gìn vệ sinh trên Đảo, sửa chữa lại đoạn đường bị bể phía bia công nhận di tích; Vườn Quốc gia U Minh Hạ cần đa dạng thêm sản phẩm du lịch để khách có thể trải nghiệm, tìm hiều thêm về hệ sinh thái rừng tràm. (đầu tư tuyến xuyên rừng một số điểm dừng chân để khách ngắm rừng, dỡ lờ cá.., khai thác thêm tuyến đi bộ ngắn trong rừng…). Đề xuất thành lập Hiệp hội du lịch Cà Mau tạo điều kiện để các doanh nghiệp du lịch Cà Mau có nơi sinh hoạt, giao lưu phát triển sản phẩm du lịch tỉnh nhà. Một số doanh nghiệp du lịch còn đề xuất địa phương tái hiện lại không gian văn hóa sông nước chợ nổi Cà Mau, phát triển thêm sản phẩm du lịch tại Đầm Thị Tường, đảo Hòn Khoai,… nhằm tạo sự đa dạng trong sản phẩm du lịch của địa phương.
Các ý kiến đóng góp quý báu của doanh nghiệp là tiền đề để lãnh đạo địa phương có cái nhìn toàn diện hơn những khó khăn và thuận lợi của du lịch tỉnh nhà để từ đó có thể đưa ra những chính sách, chiến lược phù hợp hơn với điều kiện phát triển của du lịch địa phương.
Họp mặt doanh nghiệp du lịch dự kiến hàng năm sẽ trở thành hoạt động thường niên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau có cơ hội phản ảnh những khó khăn vướng mắc, cũng như những đề xuất kiến nghị góp phần cho phát triển du lịch tỉnh nhà.
Xem thêm: Gỡ khó cho phát triển du lịch sinh thái Cà Mau
Kim Chuyển