Việt Nam năm 2020, xuất khẩu hải sản khai thác đạt 3,2 tỷ USD tăng 1,2% so với cùng kỳ năm 2019. Các sản phẩm hải sản xuất khẩu đạt giá trị cao là cá biển, tôm, mực, bạch tuộc và cua, ghẹ.

Hải sản xuất khẩu của Việt Nam đã xuất khẩu tới 115 thị trường trên thế giới. Trong đó Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU, ASEAN lần lượt là những thị trường có giá trị xuất khẩu lớn nhất. Nhóm thị trường có tăng trưởng cao là Mỹ, Canada và Nga trên 9%, thị trường giảm mạnh nhất là EU và ASEAN trên 18%.

Trong đó, thị trường Mỹ là thị trường lớn nhất tiêu thụ hải sản khai thác của Việt Nam, đạt giá trị 631 triệu USD, tăng 9,9% về trị giá so với năm 2019 chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu hải sản khai thác. Thị trường Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hải sản khai thác đứng thứ 2 sau Mỹ, năm 2020, đạt 554 triệu USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 17% tổng giá trị xuất khẩu hải sản khai thác. Thị trường Trung Quốc là thị trường nhập khẩu hải sản khai thác lớn thứ 3 của Việt Nam, năm 2020, xuất khẩu hải sản khai thác của Việt Nam sang Trung Quốc đạt trị giá 468 triệu USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 14,3% tổng giá trị xuất khẩu hải sản khai thác. Thị trường EU, năm 2020 đạt trị giá 373 triệu USD, giảm 23,2% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 11,4% tổng giá trị xuất khẩu hải sản khai thác.
XUẤT KHẨU THỦY SẢN 5 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 (TRIỆU USD)
Sản phẩm | Tháng 4/2021 | % tăng, giảm | Tháng 5/2021 | % tăng, giảm | Tháng 1-5/2021 | % tăng, giảm |
Tôm | 300,803 | 23,2 | 375,293 | 25 | 1.337,268 | 14,0 |
Cá tra | 145,190 | 25,8 | 134,304 | 26 | 623,715 | 12,2 |
Cá ngừ | 74,396 | 49,5 | 67,095 | 50 | 623,715 | 21,4 |
Mực, bạch tuộc | 48,373 | 13,9 | 48,139 | 15 | 212,420 | 10,8 |
NTHMV | 11,767 | 81,5 | 12,657 | 65 | 48,893 | 45,5 |
NT khác | 915 | 9,1 | 1,517 | 0 | 5,275 | 61,0 |
Cua ghẹ | 11,307 | 1,0 | 11,091 | 5 | 54,375 | -1,2 |
Cá biển khác | 153,665 | 8,7 | 139,681 | 11 | 697,998 | 12,4 |
Tổng | 749,417 | 22,0 | 789,777 | 24 | 3.272,541 | 14 |
Nguồn: VASEP
Năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,7 tỷ USD thủy sản tương đương năm 2019 để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và tái chế xuất khẩu, chủng loại thủy sản nhập khẩu chính theo thứ tự từ cao đến thấp bao gồm: cá ngừ, tôm, cá hồi, mực, cá thu. Trong đó:
STT | Mặt hàng | Giá trị nhập khẩu năm 2020 (USD) | Tỷ trọng (%) |
1 | Cá ngừ | 371.943.151 | 21,2 |
2 | Tôm | 351.547.095 | 20,2 |
3 | Cá hồi | 313.183.224 | 17,8 |
4 | Mực | 132.414.220 | 7,5 |
5 | Cá thu | 96.826.998 | 5,5 |
6 | Cua | 68.141.177 | 3,9 |
7 | Cá tuyết | 59.175.114 | 3,4 |
8 | Cá nục | 57.232.295 | 3,3 |
9 | Thủy sản khác | 306.711.217 | 17,5 |
Tổng cộng | 1.757.174.491 | 100 |
Nguồn: Cục Chế biến và Phát triển và Phát triển thị trường nông sản

Năm 2020 Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ các thị trường chính theo thứ tự từ cao đến thấp bao gồm: India, Norway, China, Indonesia, Taiwan, Chile. Trong đó,
STT | Thị trường | Giá trị nhập khẩu (USD) | Tỷ trọng (%) |
1 | India | 229.086.269 | 13,0 |
2 | Norway | 194.429.575 | 11,1 |
3 | Taiwan | 108.858.173 | 6,2 |
4 | Indonesia | 136.399.954 | 7,8 |
5 | Chile | 74.358.266 | 4,2 |
6 | China | 153.237.362 | 8,7 |
7 | Russia Federation | 108.570.973 | 6,2 |
8 | Korea (Republic) | 57.978.940 | 3,3 |
9 | Japan | 163.503.128 | 9,3 |
10 | Argentina | 36.600.573 | 2,1 |
11 | Australia | 41.886.577 | 2,4 |
12 | Micronesia | 23.118.373 | 1,3 |
13 | Canada | 41.080.116 | 2,3 |
14 | Thị trường khác | 388.066.211 | 22,1 |
Tổng | 1.757.174.491 | 100,0 |

Để góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hải sản khai thác, chúng ta cần quan tâm thực hiện các giải pháp sau:
– Nâng cao chất lượng, giảm tổn thất sau thu hoạch hải sản khai thác: Ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ vào khai thác, sơ chế, bảo quản nguyên liêu trên tàu khai thác. Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng như cảng cá, bến cá, khu thu mua, sơ chế, phân loại và bảo quản nguyên liệu hải sản khi về đến bờ. Xây dựng và hình thành áp dụng bộ tiêu chí phân loại chất lượng nguyên liệu và hình thành chợ đấu giá nhằm minh bạch hóa chất lượng và giá bán, tạo động lực cho ngư dân đầu tư, áp dụng công nghệ sơ chế, bảo quản, đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm.
– Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả chế biến: Đầu tư, nâng cấp các nhà máy chế biến thủy sản, cơ giới hóa, tự động hóa, ứng dụng các chương trình quản lý chất lượng tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin,… nhằm tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh, hiệu quả kinh tế; đáp ứng yêu cầu của thị trường, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững. Phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng từ nguyên phụ liệu thủy sản, tách chiết các hợp chất có hoạt tính sinh học phục vụ các ngành thực phẩm và phi thực phẩm. Chuyển dịch hợp lý cơ cấu sản phẩm theo 3 nhóm sản phẩm: sản phẩm chủ lực quốc gia, sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và sản phẩm đặc sản địa phương theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
– Hình thành một số tập đoàn, khu công nghiệp chế biến thủy sản lớn gắn với nguồn nguyên liệu: hình thành các vùng, khu chế biến, các tập đoàn, công ty quy mô lớn với công nghệ, thiết bị chế biến hiện đại, đồng bộ, gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, trung tâm nghề cá lớn của cả nước. Tổ chức xây dựng hệ thống logistic kết nối chặt chẽ giữa khai thác, thu mua, chế biến với nhà phân phối thủy sản. Phát triển các cụm công nghiệp làng nghề gắn với phát triển du lịch làng nghề, từng bước nâng cao đời sống cộng đồng ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội.
– Phát triển thị trường tiêu thụ: ưu tiên xây dựng và thực hiện chương trình phát triển các thị trường trọng điểm, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các nhóm sản phẩm chính. Chủ động ứng phó và đấu tranh với những rào cản thương mại nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế cho các cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Tiếp tục phổ biến các quy định, yêu cầu, cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại cho các doanh nghiệp chế thủy sản xuất khẩu. Tổ chức nghiên cứu, phân tích và dự báo về nhu cầu, xu hướng tiêu thụ sản phẩm, biến động thị trường. Phát triển thị trường trong nước, tổ chức hệ thống bán buôn ở các đô thị, các khu công nghiệp tập trung theo hướng văn minh, hiện đại. Xây dựng các mô hình phát triển các sản phẩm thủy sản truyền thống, sản phẩm thủy sản đặc sản và sản phẩm thủy sản OCOP theo chuỗi liên kết, phát triển các sản phẩm mang thương hiệu có uy tín, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu và phát triển du lịch làng nghề.
Tổng hợp và biên soạn: Đức Xinh