I. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG LÂM NGHIỆP VÙNG U MINH HẠ
Cà Mau là tỉnh ven biển cực Nam của Tổ quốc, có bờ biển đất liền giáp cả biển Đông và biển Tây với chiều dài bờ biển là 254 km. Khí hậu Cà Mau ôn hòa thuộc vùng cận xích đạo, nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, ít bị ảnh hưởng của bão. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.221,44 km2. Tỉnh Cà Mau giàu tài nguyên về rừng và biển, hệ sinh thái rừng ngập nước với diện tích hơn 100.000 ha được chia thành 2 vùng: Rừng nhập lợ úng phèn với đặc trưng cây tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh Hạ; rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven biển; trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản của rừng ngập nước. Với vị thế như trên đã sinh ra nhiều sản phẩm văn hóa của vùng, các hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản dưới tán rừng,… vô hình trung tạo cho địa phương nhiều loại du lịch độc đáo, đặc biệt là du lịch nông lâm nghiệp.

1. Tài nguyên du lịch
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên
U Minh Hạ rất đa dạng và phong phú về động vật (Tê tê, nai, heo rừng, khỉ đuôi dài, rái cá, cầy giông, cầy hương, mèo rừng, mèo cá, dơi chó, dơi ngựa,…) lẫn thực vật (cây tràm, cây dớn, năng, móp, bí bái, cây cảnh, cây thuốc, cây trong sách đỏ,…). Đây là vùng đất ngập nước theo mùa nên sinh cảnh rừng tràm U Minh Hạ có nhiều vùng sinh thái rất phù hợp cho việc phát triển du lịch sinh thái.
Rừng tràm U Minh Hạ là nơi sinh sống của nhiều loài cá nước ngọt. Tổng hợp nhiều kết quả khảo sát cho thấy thành phần thủy sản ở U Minh Hạ có khoảng 37 loài cá thuộc 19 họ. Trong đó có 9 loài cá kinh tế là các loài cá rô đồng, thát lát, dày, lóc bông, sặc rằn, sặc bướm, trê vàng, trê trắng.
Các loài cá trên được phân thành 2 nhóm cá đồng và cá sông. Tuy nhiên, do ở xa các hệ thống sông lớn ở ĐBSCL nên nhóm cá bản địa đóng vai trò quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản ở U Minh Hạ.
Thiên nhiên vùng U Minh Hạ trong lành, không bị ảnh hưởng bởi tác hại từ môi trường sống hiện đại. Rừng được phủ xanh bởi thảm thực vật phong phú và đa dạng thích hợp để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch khám phá.
+ Tài nguyên du lịch văn hóa (làng nghề, ẩm thực và văn hóa bản địa)

Rừng U Minh Hạ là một vùng địa lý đặc thù đã ghi dấu ấn sâu sắc trong tiềm thức và tình cảm của nhân dân Nam bộ nói riêng và người Việt Nam nói chung. Đây là nơi lưu dấu những chiến tích của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến thần thánh chống lại kẻ thù xâm lược.
U Minh Hạ có các làng nghề truyền thống, các đặc sản có nguồn gốc từ hệ sinh thái rừng tràm như nghề gác kèo ong, nuôi cá đồng, ép chuối khô, đan đát, làm khô, trồng cây ăn quả,… hình thành nên nét văn hóa nông nghiệp sắc nét của vùng đất phèn ngập nước.
Ẩm thực của vùng U Minh thì rất đa dạng và phong phú bao gồm các loài cá đồng như cá lóc, cá trê, cá sặc, cá rô, cá thát lát, lươn, rắn nước,… Những món ăn phổ biến như lẩu mắm U Minh (được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là một trong top 100 đặc sản của Việt Nam năm 2020), lươn um lá nhàu, cá lóc nướng trui, mắm chưng, mắm sống, rắn xé phai, cá rô kho tộ, cá trê chấm nước mắm gừng, những món ăn chế biến từ ong non,…
Vùng U Minh Hạ còn sản sinh ra nhiều loại hình văn hóa dân gian đặc sắc đặc biệt là Kho tàng Văn hóa dân gian trong Chuyện kể của Bác Ba Phi (Ông vua nói dóc của Đất rừng phương Nam huyền thoại).
2. Nguồn nhân lực du lịch nông nghiệp
Cũng như bao vùng du lịch lâm nông nghiệp khác, nguồn nhân lực du lịch tại U Minh Hạ vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Nguồn nhân lực du lịch chủ yếu là những người nông dân đam mê với rừng, sống nhờ vào rừng có tình yêu tuyệt đối với rừng. Họ không làm du lịch chuyên nghiệp, nhưng bản thân mỗi người lại là một bảo tàng sống thể hiện một cách chân thật về văn hóa, tính cách và lối sống của người U Minh một cách chân phương gần gũi.
Tuy nhiên, Vườn Quốc Gia U Minh Hạ lại là đơn vị có tổng số lao động phục vụ cho hoạt động du lịch có chuyên môn và kỹ năng về trình độ chuyên môn. Hiện tại vườn có 10 người, trong đó 9 người có trình độ đại học, 1 người có trình độ cao đẳng.
Cà Mau cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn và có cấp chứng nhận về nghiệp vụ du lịch như Du lịch nông nghiệp, Marketing điểm đến du lịch Cà Mau cho gần 15 nhân sự tham gia học tập,.. Ngoài ra, Cà Mau còn thuê các chuyên gia tư vấn đến hướng hướng dẫn kỹ năng làm du lịch trực tiếp tại các điểm đến du lịch cộng đồng của U Minh như Mười Ngọt, Hương Tràm,…
3. Những sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng U Minh Hạ
U
Minh Hạ có hệ thống các kênh đan xen trong rừng U Minh Hạ rất thuận tiện để
phát triển các tour du lịch đường thủy (Đây là loại phương tiện ưa thích của
các đối tượng khách du lịch khám phá, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, Tây
Ba lô). Hệ thống đường bộ và đường xuyên rừng tạo điều kiện cho rừng U Minh
Hạ
hình thành các tour du lịch kết hợp đường thủy, đường bộ góp phần đa dạng
hóa sản
phẩm du lịch.
Hiện tại vùng U Minh Hạ có những sản phẩm du lịch độc đáo như sau:
- Khám phá phề gác kèo ong truyền thống:
Người dân U Minh đặc biệt có nghề truyền thống là đi “ăn ong” hay còn gọi là gác kèo ong. Lúc đầu, người ta chỉ biết lấy mật ong từ những tổ ong đã làm tổ sẵn trong trong thiên nhiên, nghĩa là ong tự đóng tổ rồi con người tìm đến để lấy mật mang về. Lâu dần, bằng những kinh nghiệm dân gian, người dân để ý thấy ong thường làm tổ trên những cành cây và những chỗ có phần rậm rạp và họ nghĩ ra cách gác kèo để ong về xây tổ. Dần dần nghề gác kèo ong được ra đời và phổ biến khắp U Minh Hạ.

Gác kèo ong là một trong những nghề rất đặc biệt được truyền từ đời này, sang đời khác và là một trong những nét văn hóa đặc sắc của cư dân vùng rừng tràm U Minh Hạ. Nghề gác kèo ong được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 4613/QĐ-BVHTTDL ngày 20/12/2019. Đến với vùng U Minh Hạ, du khách sẽ được trải nghiệm và trực tiếp khám phá nghề gác kèo ong truyển thống tại Điểm du lịch Mười Ngọt, Hương Tràm, Khu Du lịch Sông Trẹm,… theo chân những người đi “ăn ong” chuyên nghiệp du khách sẽ được nghe những câu chuyện về ong hêt sức kỳ thú; len lõi vào quan sát những tổ ong nặng trĩu, hun khói từ lửa rơm con cúi để ong bay khỏi tổ, cắt và thưởng thức mật ong, phấn ong và ong non chấm mật tại chỗ. Những sản phẩm từ ong có thể chế biến thành nhiều món như cháo ong non, ong non chiên giòn, mắm ong, rượu ong,…
- Khám phá Vườn Quốc gia U Minh Hạ: Du khách có thể leo lên Vọng Lâm đài để ngăm rừng U Minh Hạ từ trên cao; đi xuồng len lõi vào các lung nước, bàu nước, khám phá cảnh quan rừng và các loài sinh vật dưới tán rừng như bí kỳ nam, lợn, nai rừng, tổ chim dòng dọc,…; trải nghiệm du lịch tâm linh viếng miếu thần rừng, nghe những câu chuyện về các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh giữa rừng:,…
- Khai thác, đánh bắt dưới tán rừng: Cá đồng ở vùng U Minh Hạ có thể nói là hằng hà sa số, ngoài nguồn cá từ thiên nhiên, người nông dân còn biết rầy ra những con cá giống để cá giống, tính toán đào mương, tháo nước cho phù hợp với điều kiện của mỗi loài cá. Các hoạt động khai thác và đánh bắt cá đồng độc đáo có thể trải nghiệm tại U Minh Hạ như tát đìa, chụp đìa, đặt lờ, đặt trúm lươn, câu cá đồng,…Trải nghiệm các hoạt động khai thác và đánh bắt cá đồng sẽ giúp du khách có những có những phút giây hết sức hào hứng khi tự tay thu hoạch về những con cá đồng chắc thịt và thơm ngon chỉ có ở vùng U Minh Hạ.

- Thưởng thức vườn cây ăn trái được trồng trên đất rừng: Mặc dù U Minh Hạ là vùng đất chua, phèn nhưng với bàn tay khéo léo, chăm chút, chịu thương chịu khó của người nông dân đã tạo nên những vườn cây ăn trái thơm ngon, ngọt dịu như quít, xoài, vú sữa, cam mật, măng cụ, sầu riêng, dâu,.. Đặc biệt là dâu cái tàu đã trở thành thương hiệu của dâu U Minh mỗi mùa dâu đến.

- Khám phá các làng nghề truyền thống
Đất rừng U Minh Hạ thuận lợi cho các loài cây như tràm, dừa, chuối,… phát triển nên người dân trồng nhiều, đặc biệt là cây chuối. Loài cây này dễ trồng và thích ứng với điều kiện của vùng đất no. Nghề em chuối khô của vùng U Minh Hạ là một làng nghề phổ biến được nhiều hộ dân phát triển rộng khắp. Tham quan những hộ gia đình làm chuối khô truyền thống, khám phá quy trình làm chuối, thưởng thức những món bánh kẹo làm từ chuối,… Chụp hình check-in từ những giàn chuối phơi đẹp mắt, những dãy chuối được trồng ven con đường nông thôn xanh mướt mắt người nhìn. Ngoài ra, U Minh còn có một số nghề truyền thống khác cần khám phá như làm khô cá sặc bổi, làm mắm cá đồng,..
- Trải nghiệm du lịch homestay tại nhà dân
Ngủ đêm trong những căn chòi vách vá đơn sơ giữa khung cảnh thanh bình của đất rừng U Minh Hạ, cùng nhau đi ăn ong, hái rau rừng, tự tay bắt cá đồng và chế biến những món ăn đậm chất địa phương, hòa cùng với những giai điệu của đờn ca tài tử, nghe chuyện kể Bác Ba Phi,… sẽ là một trải nghiệm thú vị cho những ai đến với vùng đất U Minh huyền thoại này.
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG LÂM NGHIỆP VÙNG U MINH HẠ
U Minh Hạ là một điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia; đồng thời cũng là điểm du lịch có ý nghĩa của địa phương, tạo nét đặc thù của tỉnh Cà Mau. Có thể thấy rằng đây là một trong những điểm đến tiềm năng cần tập trung đầu tư và phát triển.
Mặt khác, Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xem như là điểm nhấn ở không gian du lịch phía Tây của tỉnh với dải rừng ngập mặn ven biển, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển, là tài nguyên quý báu của tự nhiên, đồng thời là nơi có thể phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn của Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với điểm du lịch như Khu dự trữ sinh quyển, Hòn Đá Bạc, nhà Bác Ba Phi, lễ hội Nghinh Ông, Đầm Thị Tường, Khu căn cứ tỉnh ủy Xẻo Đước, Mũi Cà Mau để tạo ra các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tham quan, du lịch văn hóa,…
Đối
với VQG U Minh Hạ hoạt động du lịch sinh thái, đang ở giai đoạn
khởi
điểm, chỉ tạo điều kiện cho khách vào tham quan hệ sinh thái rừng, và
thưởng
thức các món ăn ẩm thực từ hương vị đặc trưng miền song nước và rừng
U
Minh, dịch vụ câu cá, dịch vụ tham quan bằng xuồng.
1. Những thuận lợi trong phát triển sản phẩm du lịch nông lâm nghiệp vùng U Minh Hạ
U Minh Hạ là một điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia; đồng thời cũng là điểm du lịch có ý nghĩa của địa phương, tạo nét đặc thù của tỉnh Cà Mau. Có thể thấy rằng đây là một trong những điểm đến tiềm năng cần tập trung đầu tư và phát triển.
Mặt khác, Vườn Quốc gia U Minh Hạ được xem như là điểm nhấn ở không gian du lịch phía Tây của tỉnh với dải rừng ngập mặn ven biển, là một phần của Khu dự trữ sinh quyển, là tài nguyên quý báu của tự nhiên, đồng thời là nơi có thể phát triển du lịch sinh thái hấp dẫn của Cà Mau nói riêng và cả nước nói chung.
Ngoài ra, Vườn Quốc gia U Minh Hạ có thể kết nối với điểm du lịch như Khu dự trữ sinh quyển, Hòn Đá Bạc, nhà Bác Ba Phi, lễ hội Nghinh Ông, Đầm Thị Tường, Khu căn cứ tỉnh ủy Xẻo Đước, Mũi Cà Mau để tạo ra các sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái cộng đồng, du lịch tham quan, du lịch văn hóa,…
2. Những khó khăn trong phát triển sản phẩm du lịch nông lâm nghiệp vùng U Minh Hạ
– Lực lượng lao động hoạt động lĩnh vực du lịch thực sự còn thiếu và chưa mang tính chuyên nghiệp. Người dân còn mang tư tưởng ngại đầu tư, chủ yếu tập trung vào phát triển nông nghiệp thực tế. Các hoạt động phục vụ du lịch chỉ mang tính phụ trợ, chưa có sự đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
– Cơ sở hạ tầng phục
vụ cho du lịch như cơ sở lưu trú, các điểm ăn uống
chưa
được hình thành. Hiện tại, trên địa phận của U Minh Hạ chỉ có một số điểm du lịch nổi trội
phục vụ nhu cầu tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng của khách du lịch như Mười
Ngọt, Hương Tràm, Hoa Rừng U Minh, Khang Huy,… đa phần còn lại là những quán
ăn và nhà nghỉ nhỏ lẻ phục vụ nhu cầu ăn ở và đi lại cho người dân địa phương,
chưa chú trọng đến việc thu hút và phục vụ các đoàn khách ngoài tỉnh.
– Các sản phẩm du
lịch chưa đa dạng, chưa khai thác hết tiềm năng tài
nguyên
thiên nhiên của rừng U Minh Hạ. Một số hoạt động soi thú đêm, ngắm các động vật hoang dã
chưa được khai thác đến mức tối đa.
– Mùa khô (từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau) phải tập trung công tác phòng
chống
cháy do đó phần nào cũng ảnh hưởng đến hoạt động du lịch ở Vườn Quốc
gia và các vùng đệm của rừng U Minh Hạ.Hoạt động du lịch
cũng bị hạn chế, một số khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt khách du lịch cũng không
được vào tham quan và trải nghiệm.
– Nhận thức của người dân về phát triển du lịch sinh thái còn hạn chế. Người dân chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc phát triển du lịch từ nguồn lợi nông lâm nghiệp của địa phương.
– Nhiều chính sách về bảo vệ môi trường rừng một cách nghiêm ngặt, không có sự mềm dẻo, uyển chuyển vô hình trung trở thành đà cản ảnh hưởng đến mặt bằng phát triển du lịch chung của vùng.
III. GIẢI PHÁP LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH NÔNG LÂM NGHIỆP U MINH HẠ VỚI 13 TỈNH ĐBSCL VÀ TPHCM
1. Kết nối liên kết du lịch liên tỉnh với các tỉnh thành lân cận có biên giới giáp với Cà Mau.
Thường xuyên tổ chức các chương trình, sự kiện gắn kết với việc liên kết các công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh đến tham dự, khảo sát và đánh giá về sản phẩm du lịch của địa phương làm tiền đề để phát triển tour tuyến du lịch kết nối với các sản phẩm của các địa phương khác ở tỉnh bạn. Hiện tại có thể kết nối phát triển du lịch liên tỉnh theo 2 tuyến sau:
–
Tuyến 1: Kiên Giang – Thới Bình (Khu du lịch sinh thái Sông Trẹm) –
Vườn
quốc gia U Minh Hạ – Hòn Đá Bạc – Đầm Thị Tường – Khu Xứ ủy Trung
ương
cục miền Nam – Khu du lịch Khai Long – Mũi Cà Mau (cột mốc GPS0001);
– Tuyến
2: Bạc Liêu- Cà Mau (Phủ thờ Bác, sân chim Cà Mau) – Khu công
nghiệp
Khí Điện Đạm Cà Mau – Vườn Quốc Gia U Minh Hạ – Hòn Đá Bạc – Đầm Thị Tường –
Khu Xứ ủy Trung ương cục miền Nam – Khu du lịch Khai Long – Mũi
Cà Mau (cột mốc GPS 0001).
Ngoài ra, một số công ty lữ hành như Saigontourist, Bến Thành Tourist, Vietravel, Nụ cười Mekong, Vòng Tròn Việt,… cũng thường xuyên tổ chức các tour du lịch kết nối Cà Mau với các tỉnh thành và TPHCM.
2. Đào tạo tập huấn bồi dưỡng kiến thức làm du lịch
Nâng cao phương pháp đào tạo nguồn nhân lực của địa phương. Tập trung vào đào tạo theo những đề tài căn bản như Xây dựng mô hình phát triển du lịch nông nghiệp; Ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền và quảng bá du lịch của địa phương; Đào tạo các kỹ năng mềm; Ứng xử có văn hóa, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa bản địa trong quá trình phục vụ khách du lịch khơi gợi tình yêu thiên nhiên, yêu vùng đất và con người của đất rừng phương Nam.
–
Nghiên cứu phát triển các ngành nghề sản xuất nông – lâm – nghiệp, nghề
thủ công mỹ nghệ truyền thống, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội. Tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn nhằm nâng
cao trình độ tay nghề, trình độ dân
trí, văn hóa du lịch cho mọi người dân góp
phần mang lại thu nhập và nâng cao nhận thức về tầm quan trong của phát triển
du lịch đối với địa phương.
– Phối hợp với các địa phương như TPHCM, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp,… liên kết tổ chức các lớp tập huấn rộng khắp, kết hợp với việc học hỏi và truyền đạt những kinh nghiệm từ thực tế phát triển du lịch của các địa phương.
3. Thực hiện các chính sách thu hút các nhà đầu tư vào phát triển du lịch nông lâm nghiệp của địa phương.
Cần có những cơ chế chính sách thù thu hút các nhà đầu tư đến đầu tư vào phát triển du lịch trong môi trường rừng.
Khuyến khích người dân địa phương đang trực tiếp làm nông lâm nghiệp trên địa bàn hợp tác với các nhà đầu tư và khai thác, phát triển du lịch một cách bài bản, có chiến lược nhằm tạo sự khác biệt và độc đáo về sản phẩm du lịch một cách chuyên nghiệp.
Học hỏi kinh nghiệm thu hút đầu tư từ các địa phương phát triển du lịch như Kiên Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bến Tre, An Giang,… các chính sách từ các địa phương như chính sách đặc thù liên quan đến cơ chế về biển đảo, rừng phòng hộ,…
4. Khảo sát, đánh giá việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm du lịch của địa phương.
Thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm hoặc làm việc trực tiếp giữa doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung ứng sản phẩm dịch vụ du lịch của địa phương. Qua đó, cần có những góp ý thiết thực về các ưu điểm và hạn chế của các sản phẩm dịch vụ mà các công ty lữ hành đã đưa khách đến trải nghiệm.
Thông qua việc khảo sát và góp ý trực tiếp sẽ chỉ ra cho các điểm đến những cái được, chưa được và cùng nhau đưa ra những giải pháp hợp lý để cả hai bên cùng có lợi.
5. Liên doanh liên kết để tổ chức dịch vụ:
Các đơn vị dịch vụ tại các điểm đến cần tạo sự liên doanh liên kết, cùng nhau làm du lịch như hình thành Làng Văn hóa du lịch, Hợp tác xã du lịch, Hội quán du lịch, hoặc kết hợp với các nhà đầu tư chiến lược… đảm bảo cộng đồng dân cư địa phương, nhà đầu tư và nhà nước cùng nhau làm du lịch.
Các sản phẩm du lịch cần có sự kết nối với các công ty lữ hành và tỉnh thành trong khu vực hình thành tour du lịch độc đáo liên vùng ĐBSCL.
Vườn
Quốc gia U Minh Hạ cần kết hợp với các doanh nghiệp để cùng tôn tạo, nâng cấp
những địa điểm có tiềm năng du lịch trên cơ sở cùng chia sẻ lợi ích.
Ngoài việc bỏ vốn đầu tư vào diện tích rừng của Vườn Quốc gia các đơn vị sẽ phải
kinh doanh du lịch sinh thái theo hướng dẫn của Vườn Quốc gia, đồng thời Vườn sẽ
quản lý về mặt tác động sinh thái tại khu du lịch. Nguồn thu sẽ được chia sẻ dưới
hình thức nộp khoán hàng năm cho Vườn.
Các đơn vị liên doanh liên kết được khai thác các công trình khoa học của
Vườn và các công trình kiến trúc khác trên cơ sở bỏ vốn đầu tư tu bổ, nâng cấp các công trình
6. Cho doanh nghiệp thuê môi trường rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch.
Vườn Quốc gia U Minh Hạ sử dụng một phần đất rừng và các yếu tố tự
nhiên trong Vườn quốc gia cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để kinh
doanh du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ và phát triển rừng. Những vùng đệm, khu
dịch vụ hành chính sẽ chọn phương thức cho thuê môi trường rừng. Vườn trực
tiếp ký hợp đồng và quản lý các hoạt động thuê môi trường rừng còn tổ chức các
hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái do các đơn vị thuê thực hiện (quá
trình thực hiện các dịch vụ phải đảm bảo đúng theo quy định quản lý bảo vệ rừng,
phòng chống cháy rừng và của Vườn Quốc gia).
Việc cho thuê môi trường rừng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng địa phương: Phát triển các hoạt động du lịch và dịch vụ du lịch; Tạo thêm việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân địa phương; Cùng với Nhà nước góp vốn đầu tư thiết lập các khu rừng phục vụ du lịch sinh thái trong diện tích được thuê, đảm bảo rừng phát triển và bảo tồn bền vững khu rừng của Vườn; Tạo không gian cảnh quan cho khách thưởng ngoạn và khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, vui chơi giải trí gắn với bảo vệ rừng.
7. Quy hoạch phát triển du lịch
Cần đưa vào quy hoạch phát triển các vùng, phân vùng du lịch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đưa vào mục đích sử dụng đất cho các hoạt động du lịch.
Hướng đến việc phát triển các sản phẩm nông nghiệp địa phương theo tiêu chuẩn OCOP và dần dà hình thành những sản phẩm OCOP trong du lịch.
Quy hoạch và đẩy nhanh việc phát triển các Làng văn hóa du lịch theo các sản phẩm làng nghề truyền thống đặc trưng của mỗi xã, phường, thị trấn.
IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Các tỉnh thành trong Khu vực ĐBSCL cần lựa chọn một sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương phát triển thành những sản phẩm du lịch nông nghiệp độc đáo. Cùng liên kết và làm việc với các đơn vị lữ hành để cho ra một sản phẩm tour tuyến du lịch nông nghiệp liên vùng ĐBSCL.
Khuyến khích các hộ gia đình chủ động trong việc kết nối và hợp tác với các nhà đầu tư du lịch có năng lực và kinh nghiệm để tạo ra những sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thực tế của các đối tượng khách du lịch.
Bản thân nhiều người dân ở Khu vực ĐBSCL còn chưa hiểu thế nào là OCOP? Mỗi sản phẩm OCOP được kiểm định và công nhận như thế nào. Cần phổ biến và tuyên truyền rộng rãi đến người dân về các Chương trình OCOP của các địa phương để mỗi người nông dân hiểu rõ về tiêu chuẩn và chất lượng của mỗi sản phẩm OCOP để thực hiện và làm theo, góp phần nâng chất cho du lịch nông nghiệp của các địa phương.
Kim Chuyển