Khái quát về nghề làm đũa đước tại Cà Mau
Đước là loài cây chiếm số lượng nhiều và có giá trị cao nhất trong rừng ngập mặn Cà Mau. Ngoài việc sử dụng gỗ để làm nhà, đóng tủ, bàn, ghế, hầm than…, từ lâu người dân vùng Đất Mũi Cà Mau còn sử dụng gỗ đước để vót đũa ăn cơm. Qua bao năm tháng đũa đước đã trở thành đặc sản của vùng đất nơi đây.

Đặc tính của cây đước là thân thẳng, chắc, bền và có thể dùng để làm đũa sử dụng lâu dài. Trong xu thế phát triển của du lịch cả nước, khách du lịch đến với Cà Mau ngày càng đông đúc, bằng việc làm ra những đôi đũa đáp ứng nhu cầu tại chỗ bằng những phương pháp thủ công, sản vật từ đước bền chắc dần dần đi xa đến tay những người khách du lịch ở ngoài tỉnh. Người dân địa phương đầu tư, tìm kiếm một số máy móc thay thế các công đoạn khác nhau để làm đũa như cưa thành khúc (khoảng 27 cm), xẻ ván, xẻ thanh vuông, phơi nắng, chuốt tròn, đánh bóng, đóng gói và in mẫu mã. Mỗi một loại máy được ra đời cho phù hợp với mỗi quy trình cũng được đánh đổi bằng biết bao nhiêu tâm huyết, sức người, sức của và cái sự “liều lĩnh” của những người tiên phong đi đầu trong nghề làm đũa. Khi thành công, có thể kéo theo họ hàng, xóm giềng cùng chung tay tạo nên thương hiệu đũa nổi tiếng của vùng.
Thông thường, để sản xuất đũa đước, người dân vùng rừng ngập mặn Cà Mau thường chọn những cây đước già (có độ tuổi từ 8-10 năm, lâu hơn càng tốt), thân to, còn sống và quan trọng là phải thẳng đứng. Loại đước này sẽ có được nhiều gỗ, vót được những chiếc đũa bền chắc, có màu vàng bóng và đũa sẽ không cong.
Đũa đước Cà Mau là một sản phẩm không sử dụng nguyên liệu công nghiệp, không sử dụng hóa chất để bảo quản, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Ở đâu có rừng đước thì ở đó có nghề làm đũa đước, thế nên nghề làm đũa đước xuất hiện ở nhiều ở huyện của Cà Mau là Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Năm Căn. nghề làm đũa đước xuất hiện đã góp phần tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận bà con vùng rừng ngập mặn, đặc biệt là những người làm thuê không có đất sản xuất.
Khi đến với địa phương làm đũa đước, không khí lao động luôn tất bật, vất vả nhưng ai nấy cũng vui tươi, hăng say, trên miệng vẫn nở nụ cười rạng rỡ, mang đến cho khách tham quan những cảm giác gần gũi, mộc mạc nhưng sâu lắng và cảm thông hơn về tính cần lao của những con người Cà Mau quanh năm bám biển thương rừng.
Định hướng giới thiệu, quảng bá, xúc tiến thương mại để phát triển sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể
Nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã đũa đước Mũi Cà Mau
Những năm gần đây, nghề vót đũa đước truyền thống của cư dân vùng Đất Mũi Cà Mau dần dần được thay thế bởi các phương tiện, máy móc hiện đại. Sản phẩm đũa đước làm ra cũng bóng láng hơn, ngay thẳng hơn, màu sắc, mẫu mã cũng đẹp hơn. Nhưng dù vót bằng phương nào đi chăng nữa, đũa đước vẫn là một sản phẩm đặc sản của vùng Đất Mũi Cà Mau và được đông đảo người dân Cà Mau và các tỉnh thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ưa chuộng.
Hiện nay, các sản phẩm đũa đước đã được đưa vào phát triển sản phẩm thương hiệu theo tiêu chuẩn OCOP tiến đến an toàn hơn, chất lượng hơn, mỹ quan hơn như đũa chữ phục vụ làm quà tặng cho khách du lịch khi đến Cà Mau, đũa làm từ lõi cây đước với những vân gỗ đẹp mắt và bền chắt, đũa đước trắng sử dụng bền bỉ với thời gian mà không ngã màu. Hiện có 2 cơ sở làm đũa đước đạt được chuẩn OCOP 3 sao là Chí Nguyện và Huỳnh Thanh Phong. Hy vọng trong thời gian sắp tới địa phương sẽ có thêm nhiều cơ sở đũa đước nữa đạt chuẩn về sản phẩm OCOP, nâng tầm chất lượng đũa đước Cà Mau.
Song song bên cạnh đó, nếu đôi đũa đước được lồng ghép các yếu tố nghệ thuật vào bên trong như điêu khắc, vẽ nghệ thuật bằng những hình ảnh mang yếu tố đặc trưng của Cà Mau sẽ là điều kiện để nâng cao tầm giá trị của đũa đước đối với người tiêu dung về giá trị sử dụng cũng như lưu niệm.
Việc hướng đến phát triển đũa đước theo tiêu chuẩn OCOP là điều kiện để các cơ sở sản xuất ngày càng hoàn thiện hơn nữa đáp ứng nhu cầu tối đa của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, cũng hãy tạo ra các gói sản phẩm đa dạng và hấp dẫn để khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của họ. Hãy đảm bảo rằng các gói sản phẩm có mức giá hợp lý và cạnh tranh so với các sản phẩm khác trên thị trường.
Quảng bá thông qua các chương trình, sự kiện về xúc tiến thương mại, du lịch trong cả nước.
Tổ chức các sự kiện PR như buổi giới thiệu sản phẩm, hội chợ, triển lãm hoặc các hoạt động xã hội như thăm trường, tổ chức các hoạt động gắn kết cộng đồng cũng giúp sản phẩm của bạn được nhiều người biết đến hơn.

Mỗi năm Cà Mau thường tham gia các sự kiện với xúc tiến thương mại, du lịch trong cả nước. Việc đưa sản phẩm đũa đước đạt chuẩn OCOP vào các Hội chợ du lịch như Ngày hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ Du lịch Quốc tế ITE TPHCM, Hội chợ du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hanoi,.., Các Chương trình Xúc tiến Thương mại như Hội chợ đặc sản vùng miền các tỉnh thành phía Bắc, Hội nghị kết nối giao thương,… là điều kiện để kết nối đưa sản phẩm đũa đước vào các đơn vị phân phối, các hệ thống siêu thị, các sàn thương mại điện tử. Cũng qua những sự kiện này người tiêu dùng sẽ cơ hội tiếp cận, sử dụng và tin tưởng vào chất lượng đũa đước của Cà Mau.
Tận dụng các trang mạng xã hội, xây dựng các video giới thiệu về đũa đước lan tỏa khắp cộng đồng mạng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, ngày nay công nghệ 4.0 là một trong những bước tiếp cận nhanh chóng và mạnh mẽ đến nhiều kênh truyền thông khác nhau.
Sử dụng các kênh bán hàng trực tuyến như các sàn thương mại điện tử, trang web của bạn hoặc các trang mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm và thu hút khách hàng. Hãy tạo ra các chiến dịch quảng cáo trực tuyến với các nội dung độc đáo và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của khách hàng.
Việc đưa thông tin về sản phẩm cũng là một trong những bước quan trọng cần được đầu tư và phát triển. Đặc biệt là những hình ảnh về sản phẩm cần được xây dựng một cách sống động và chân thật đến với người tiêu dùng. Những đôi đũa đước được miêu tả lại quy trình sản xuất cho đến khi thành phẩm là cách để giới thiệu một cách trực quan và sinh động đến tay người tiêu dùng.
Quảng bá, phân phối tại các quầy đặc sản địa phương, tiếp cận với nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài tỉnh.
Việc mở ra chuyến bay Cà Mau – Hà Nội và Chuyến tàu cao tốc Cà Mau – Nam Du – Phú Quốc là điều kiện để du lịch Cà Mau phát triển mạnh mẽ thu hút nhiều đối tượng khách du lịch đến với địa phương. Các quầy đặc sản địa phương cũng theo đó mà được mở rộng từ quy mô cho đến hình thức như Không gian Startup Space iPEC, Cửa hàng đặc sản Thanh Niên, Cửa hàng Đặc sản Sở Công thương,… các điểm như Điểm dừng chân Tư Tỵ Rạch Gốc, quầy đặc sản tại Khu du lịch Mũi Cà Mau, Điểm du lịch sinh thái Thư Duy, Nhà hàng Hoàng hôn Đất Mũi, Nhà hàng Ánh Nguyệt,… và nhiều quầy đặc sản nhỏ lẻ khác tại các điểm, hộ kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Đây là những nơi thu hút đông đảo khách du lịch từ nhiều nơi đến với Cà Mau và mong muốn mang một sản vật nào đó của địa phương về tặng cho người thân và bạn bè.

Hiện nay, các cơ sở đũa đước trên địa bàn tỉnh Cà Mau cũng tranh thủ nắm bắt các cơ hội và đưa sản phẩm đũa đước của mình vào trưng bày, giới thiệu và bày bán tại các địa điểm nêu trên. Đây có thể nói là một kênh phân phối lan tỏa mạnh mẽ hình ảnh của đôi đũa đước nói riêng và du lịch địa phương nói chung đi khắp cả nước.
2.5. Xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn với phát triển văn hóa du lịch làng nghề.
Nghề vót đũa đước có thể xem như là một nghề truyền thống đặc trưng của cư dân Cà Mau phổ biến tại các vùng Năm Căn, Ngọc Hiển,… Đối với khách du lịch, hình ảnh đôi đũa đước không còn xa lạ mà đã sớm được nhiều người truyền tai nhau về một sản phẩm bền, chắc được làm từ loài cây phổ biến của vùng ngập mặn.
Xây dựng thương hiệu đũa đước Việt Nam bằng việc xác định mục tiêu khách hàng của sản phẩm, lựa chọn phương thức quảng cáo phù hợp và tạo ra một thông điệp thương hiệu sáng tạo và thu hút.
Tuy nhiên, mỗi địa phương cần xây dựng hình ảnh, quy trình sản xuất theo hướng liên kết với các đơn vị lữ hành để tạo ra sản phẩm trải nghiệm độc đáo cho khách du lịch giống như một số làng nghề khác trong cả nước như in tranh Đông Hồ tại Bắc Ninh, làm gốm Bát Tràng, làm bánh tráng Mỹ Lồng,… Ở Cà Mau, thông qua nghề làm đũa đước chũng ta có thể để khách du lịch có thể tự tay tạo ra những đôi đũa đước cho người thân và gia đình mình, qua đó cũng thể hiện giá trị thiêng liêng gắn kết của gia đình trong mỗi bữa ăn sum vầy.
Tạo nên một trải nghiệm khách hàng tuyệt vời. Hãy đảm bảo rằng khách hàng của chúng ta có trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm của bạn. Hãy luôn đặt khách hàng lên hàng đầu.
2.6. Tìm kiếm các đối tác chiến lược.
Sản phẩm đũa đước là một trong những dụng cụ gắn liền với ngành công nghệ thực phẩm. Việc tìm kiếm các đối tác chiến lược trong ngành thực phẩm để xây dựng mối quan hệ đối tác lâu dài và tăng cường giá trị cho sản phẩm của cũng là một trong những hướng tiếp cận thị trường tiêu dùng chính xác nhất. Chúng ta có thể hướng đôi đũa đước thâm nhập vào hệ thống các nhà hàng đạt chuẩn sao, các cơ sở ẩm thực thu hút nhiều khách đến thưởng thức.
Việc tìm kiếm các đối tác chiến lược cũng có thể mở ra phạm vi ngoài tỉnh thành, ngoài nước tại các quốc gia sử dụng đũa tại các nước Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Tóm lại, để một sản phẩm duy trì phát triển và lan tỏa mạnh mẽ trở thành một thương hiệu mang tính tập thể cần thiết phải có sự đồng thuận của người dân và được sự ủng hộ của chính quyền địa phương. Như vậy chúng ta mới có được một sản phẩm vừa hồng vừa chất trên nền tảng chung tay gắn kết của cả cộng đồng./.
Kim Chuyển