Giới thiệu

Home » Tin tức » BAO BÌ VÀ NÔNG SẢN CHẾ BIẾN

BAO BÌ VÀ NÔNG SẢN CHẾ BIẾN

Khi phong trào khởi nghiệp ngày càng phát triển và thu hút nhiều đối tượng cùng tham gia, từ thành thị đến nông thôn. Trong khi đó, nhiều măt hàng nông sản chế biến cơ bản được nâng cấp gia tăng giá trị, nhưng bà con nông dân và nhiều bạn trẻ vẫn còn gặp những hạn chế về kỹ năng làm bao bì, nhãn mác. Bài viết này nhằm cung cấp thông tin và các kỹ năng cần thiết đối với những ai quan tâm nâng cấp bao bì cho sản phẩm nông sản chế biến.

1. Chức năng bảo vệ sản phẩm

Đây là chức năng nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên trong khỏi bị vỡ, tránh rung, va đập, ảnh hưởng của nhiệt độ và môi trường bên ngoài. Trong không ít trường hợp, bao bì hiện đại đã giúp người nông dân thoát cảnh đổ bỏ nông phẩm dư thừa, giúp bảo quản nông sản lâu hơn và giảm sức ép về giá… Vì vậy các bạn start-up Việt Nam dù là nông dân hay thương lái, cũng cần phải nghiên cứu áp dụng những tiến bộ bao bì với những bài toán kinh doanh toàn diện, từ sản xuất, thời vụ, cho đến sơ chế hay chế biến, bảo quản hay lưu kho, cho đến thời điểm hay cách thức tung sản phẩm, hay các hợp đồng bán hàng có thời hạn hay trực tiếp vào các hệ thống siêu thị hay chuỗi cửa hàng… đó là một mắc xích quan trọng rất cần được nghiên cứu.

Các bạn có thể tham khảo các hình thức bao gói sản phẩm cơ bản sau đây:

Nguồn ảnh: https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/8990-Ky-nang-lam-Bao-bi-Nhan-mac-cho-Nong-san-che-bien

 

2. Chức năng vận chuyển

Một số loại sản phẩm nếu không có bao bì sẽ không có khả năng vận chuyển. Ví dụ: đường, muối, café rang xay … trong trường hợp này bao bì là phương thức đơn giản và hiệu quả mang sản phẩm đến người tiêu dùng.

Bao bì sản phẩm với cấp độ secondary packaging (bao bì thứ cấp) đảm nhận vai trò thiết yếu trong việc bản quản và vận chuyển (storage & transport) trong phân đoạn từ nhà sản xuất, xuất khẩu, hậu cần… cho đến nhà bán lẻ (retailer) trước khi lớp bao bì thứ cấp này được thảo bỏ để từ đó sử dụng lớp bao bì bên trong, tức bao bì sơ cấp (primary pack) hay bao bì bán lẻ (retail pack) hay bao bì tiêu dùng (consumer pack).

Các hộp sữa 1 Lít (bao bì của Tetrapak) chỉ bảo đảm kín khí cho chất lỏng bên trong trong trạng thái tĩnh (trưng bày), khi vận chuyển nó được đóng trong thùng carton (24 hộp); và ngay cả thùng carton cũng phải được xếp trong container có máy lạnh mới có thể vận chuyển đi xa có khi hàng nghìn cây số, vượt qua đại dương…

Bao bì là một lĩnh vực hữu ích và lý thú rất cần các bạn trẻ nghiên cứu và tham gia,. Nó cũng là một khâu không thể thiếu trong nhiều ngành chuyên môn liên quan như: thiết kế, vật liệu học, polymer (bao bì màng), công nghệ lạnh, ngành hậu cần, marketing và retail… Tại Việt Nam các công ty như Vinamilk, Unilever hay Heineken đang tiên phong trong lĩnh vực tự động hoá vận chuyển và hậu cần với bao bì hiện đại.

Nguồn ảnh: https://www.vinamilk.com.vn

3. Chức năng thông tin

Một trong những chức năng cơ bản và cổ xưa nhất của bao bì là để truyền tải thông tin. Những thông tin được in ấn trên bao bì bao gồm cả những thông tin bắt buộc hoặc không bắt buộc như: tên sản phẩm, thành phần cấu tạo, công dụng, chức năng, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng …

Nguồn ảnh: https://baobitamthanh.vn
Nguồn ảnh: https://www.fda.gov

4. Chống làm giả sản phẩm

Bao bì sản phẩm còn giúp sản phẩm tránh được tình trạng làm hàng giả, hàng nhái hàng kém chất lượng – một điều phát sinh mà chúng ta không thể lường trước được. Bao bì giúp người sử dụng có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt những sản phẩm chính thống của công ty và những sản phẩm hàng giả kém chất lượng.

Nguồn ảnh: Huỳnh Như – iPEC

 

5. Tạo ấn tượng về sản phẩm

Trung bình mỗi người chỉ bỏ ra 2 giây để chú ý vào một vật nếu vật đó tự dưng rơi vào tầm mắt của họ. Nếu khách hàng không có sự nhận biết về thương hiệu và sản phẩm từ trước, cũng không có chủ đích tìm kiếm, sản phẩm của bạn cũng sẽ chỉ có bằng ấy thời gian để tạo ấn tượng. Chính những lúc như vậy, một mẫu thiết kế bao bì đẹp có thể phát huy công dụng của nó. Nếu bao bì đẹp, bắt mắt, độc đáo, sản phẩm sẽ gây chú ý và giữ được ánh nhìn của khách hàng lâu hơn, có thể còn tạo cho họ hứng thú khám phá thêm.

Bao bì là một vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động đến người mua và khích lệ hành vi của người tiêu dùng. Ngày nay, vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc thiết kế bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng như một lợi thế bán hàng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và đồng thời giảm chi phí cho các hoạt động quảng bá sản phẩm.

Nguồn ảnh: https://inansangtao.com

 

6. Định vị sản phẩm

Trong một thời gian dài, nông sản xuất khẩu của Việt Nam được các nhà buôn quốc tế thay bổi kích thước bao bì và nhãn mác cho phù hợp với thị trường đích (destination, local market), từ đó họ đã tự tạo ra một giá giá trị thặng dư vượt trội mà nhà xuất khẩu hay nông dân sản xuất không thể ngờ tới. Cụ thể như gạo Việt Nam sau khi xuất qua Hongkong, thương nhân đóng bao bì nhỏ 1- 2 kgs sau đó đưa vào các chuỗi siêu thị để bán lẻ.

Cùng một loại sản phẩm, có thể có đế 3-5 kích thước bao bì khác nhau, phù hợp từng nhóm khách hàng. Nguồn:  https://www.brandsvietnam.com/congdong/topic/8990-Ky-nang-lam-Bao-bi-Nhan-mac-cho-Nong-san-che-bien

 

HUỲNH NHƯ (Tổng hợp nhiều nguồn)

TIN TỨC LIÊN QUAN